Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là phương pháp chỉnh nha có tính thẩm mỹ tốt nhất hiện nay, chính vì thế rất nhiều người muốn tìm hiểu chi tiết về các ưu nhược điểm khác của loại niềng răng này.
Mục lục
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là gì?
Kỹ thuật chỉnh nha mặt lưỡi được hai bác sĩ Craven Kurz và Jim Mulick nghiên cứu và phát triển vào năm 1975 với tên tiếng anh là Lingual braces.
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là phương pháp sử dụng này hệ thống dây cung, mắc cài và các khí cụ nha khoa khác để tác động từ mặt răng bên trong phần tiếp giáp với lưỡi để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Tương tự với niềng răng mắc cài mặt ngoài, niềng răng mắc cài mặt lưỡi cũng bao gồm hai loại là mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự buộc.
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như hô, móm, vẩu,… ở cả người lớn hay trẻ em và cho kết quả cao như đối với mắc cài mặt ngoài.
Thêm một đặc điểm nữa của phương pháp niềng răng này đó là có độ chính xác cực kỳ cao khi được dùng công nghệ số. Gắn mắc cài vào mặt trong của răng là một thủ thuật tương đối phức tạp do đó cần được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại.
Ở một số trung tâm chỉnh nha, các bác sĩ sẽ sử dụng máy lấy dấu răng để xác định vị trí, tư thế của răng sau đó dùng hình ảnh trên phần mềm để gắn mắc cài sau đó mới gắn trực tiếp lên răng.
Chi phí niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Chi phí cũng là một trong những vấn đề mà mọi khách hàng quan tâm khi có nhu cầu chỉnh nha. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của một ca niềng răng ví dụ như: tình trạng răng, phương pháp niềng và tay nghề của bác sĩ.
Đối với niềng răng mắc cài mặt lưỡi thường cao hơn so với niềng răng mặt ngoài (cùng loại mắc cài) giá dao động từ 50 – 120 triệu. Điều này được giải thích là do phương pháp này cần nhiều thời gian và bác sĩ thực hiện cũng cần có kỹ thuật tốt hơn.
Xem thêm: Chi phí các loại niềng răng khác
Ưu – nhược điểm của niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Dù được nhiều người lựa chọn tuy nhiên niềng răng mắc cài mặt lưỡi vẫn tồn tại nhiều ưu và nhược điểm. Sau đây, cũng chúng tôi tìm hiểu xem những ưu – nhược điểm đó là gì nhé!
Về ưu điểm:
– Có tính thẩm mỹ cao: Do phần mắc cài được gắn hoàn toàn ở mặt trong của răng nên người khác không thể thấy được. Do đó, nếu bạn không muốn phần mắc cài lộ ra ngoài khiến bạn mất tự tin thì đây sẽ một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
– Răng không bị ố vàng, thủy khoáng, sâu đốm khi tháo niềng: Trong thời gian niềng răng, các khí cụ sẽ che đi phần nào bề mặt răng khiến răng không được làm sạch nên dễ gây ra tình trạng ố vàng, thủy khoáng hay sâu răng… Niềng răng mắc cài trong có thể hạn chế được điều này do mắc cài được gắn mặt trong nên sẽ không gây mất thẩm mỹ.
Về nhược điểm:
– Vướng víu: Khi sử dụng phương pháp niềng này, bạn sẽ cảm thấy đôi chút vướng víu do phần lưỡi thường xuyên phải tiếp xúc với mắc cài nên có thể ảnh hưởng tới phát âm.
– Dễ gây tổn thương lưỡi: Cũng tương tự lý do trên, trong trường hợp mắc cài hay dây cung bị bung, tuột, lưỡi dễ bị tổn thương gây đau, xước và phổ biến nhất là nhiệt miệng.
– Khó vệ sinh: Niềng răng nhất là niềng răng mắc cài, việc vệ sinh răng miệng luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Đối với niềng răng mắc cài mặt lưỡi, việc làm sạch răng lại càng trở nên khó khăn hơn, thức ăn rất dễ mắc lại và không được làm sạch do mặt trong của răng hẹp hơn, các góc nhỏ khiến bàn chải khó có thể lấy được thức ăn thừa, mảng bám ra.
– Chi phí cao hơn: Như đã đề cập ở trên, niềng răng mắc cài trong khó thực hiện hơn nên cần có bác sĩ vững tay nghề, chi phí từ đó cũng phải nâng cao lên đôi chút. Thông thường, chi phí của phương pháp này sẽ cao hơn từ 10 đến 15 triệu so với niềng răng mặt ngoài thông thường.
Vì vậy, nếu bạn muốn che đi niềng răng, có công việc thường xuyên phải giao tiếp hay bạn yêu thích sự kín đáo, tinh tế mà vẫn đạt hiệu quả chỉnh nha cao thì có thể chọn niềng răng mặt lưỡi.
Tuy nhiên, bạn cần biết cách hạn chế những nhược điểm của phương pháp này nhất là vấn vệ sinh để tránh sâu răng, mảng bám, viêm lợi, hôi miệng,…
Quy trình niềng răng mặt lưỡi
Quy trình niềng răng mặt lưỡi diễn ra như sau:
Xác định tình trạng ban đầu:
- Trước khi bắt đầu điều trị, nha sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để đánh giá về cấu trúc xương và răng của bạn.
- Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp phim X-quang các mặt của hàm để đánh giá vị trí ban đầu của răng từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.
Lập kế hoạch điều trị:
- Dựa vào những đánh giá từ xét nghiệm và kiểm tra ban đầu, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
- Dựa trên tình trạng cụ thể và mong muốn của bệnh nhân nếu muốn được sử dụng phương pháp niềng răng mặt lưỡi.
Gắn khí cụ lên răng:
- Ở bước này, thay vì mắc cài được gắn vào mặt ngoài của răng như bình thường thì mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng.
- Bác sĩ sẽ gắn niềng răng vào đúng vị trí theo đúng kế hoạch và điều chỉnh chúng để tạo áp lực cần thiết lên răng và hàm.
Tái khám định kỳ:
- Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ phải thường xuyên đến phòng nha khoa để nha sĩ điều chỉnh niềng răng và kiểm tra tiến trình điều trị.
- Niềng răng mặt lưỡi có thể cần điều chỉnh định kỳ để đảm bảo răng và hàm di chuyển theo đúng lộ trình.
Theo dõi tiến trình và hoàn tất điều trị:
- Nha sĩ sẽ theo dõi tiến trình điều trị của bạn và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo rằng bạn đạt được kết quả mong muốn.
Giai đoạn duy trì sau điều trị:
Sau khi quá trình niềng răng mặt lưỡi kết thúc, bạn có thể cần tiếp tục theo dõi bằng cách sử dụng các loại hàm duy trì để đảm bảo răng không trở lại vị trí ban đầu.
Tìm hiểu: Gắn mắc cài mặt lưỡi bằng phương pháp gián tiếp
Niềng răng mặt lưỡi có lâu không?
Thực tế, thời gian điều trị chỉnh nha gắn liền với mục tiêu điều trị và mức độ phức tạp của ca niềng, do đó khó thể đưa ra so sánh loại nào hơn loại nào. Tương tự, khó có thể xác định thời gian niềng răng mặt lưỡi kéo dài chính xác bao lâu. Thông thường, thời gian trung bình của một ca chỉnh nha kéo dài từ 18 đến 28 tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian niềng răng là: tình trạng răng, độ tuổi, cách chăm sóc răng khi niềng, phác đồ của bác sĩ,…
Cần lưu ý gì khi niềng răng mắc cài mặt lưỡi?
Khi lựa chọn niềng răng mặt lưỡi để chỉnh nha bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Chọn nha khoa, bác sĩ có tay nghề
Lựa chọn đúng một nha khoa hay một bác sĩ có tay nghề sẽ là một bước quan trọng để bạn có một hành trình niềng răng thành công. Bác sĩ là người chẩn đoán tính trạng, đưa ra phác đồ điều trị cho từng khách hàng, do đó, bạn cần một bác sĩ giỏi để có thể đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất mà vẫn an toàn và không phát sinh nhiều chi phí.
Niềng răng tuy đã phổ biến hơn trước nhưng nhìn chung vẫn là một thủ thuật khó, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ càng, cẩn thận để tránh gặp phải những nha khoa kém chất lượng.
Vệ sinh răng sạch sẽ
Khi niềng răng mắc cài mặt lưỡi, bạn cần đảm bảo răng luôn được làm sạch hoàn toàn đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Vì thức ăn còn bám trên kẽ răng hay mắc cài chính là môi trường để vi khuẩn có hại phát triển, từ đó gây ra mảng bám, sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng,…
Biện pháp để răng được làm sạch một cách tốt nhất là chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sáng và tối. Khi chải răng, bạn cần chú ý chải với lực nhẹ nhàng, chải lần lượt các mặt của răng, từ trong ra ngoài để răng không bị tổn thương. Bạn cũng có thể sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng hay máy tăm nước để làm sạch hoàn toàn.
Chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn luôn là vấn đề được đề cập nhiều nhất khi nhắc đến niềng răng. Bạn nên hạn chế những món ăn cứng, dai để không ảnh hưởng đến răng. Ngoài ra, đối với mắc cài mặt lưỡi, những món ăn nhiều sợi, mảnh vụn như thịt gà, bánh quy cũng cần được hạn chế trong các bữa ăn.
Những thực phẩm bạn có thể sử dụng thoải mái là những món ăn mềm, xốp, dễ nhai như trứng, sữa, những món ăn được nấu chín mềm, rau xanh và hoa quả mọng,…
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Khi niềng răng ở bất kỳ phòng khám nha khoa nào, bạn cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, ăn uống và vệ sinh một cách khoa học, đúng cách. Do đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định này nhất là lịch tái khám hàng tháng vì đây là lúc bác sĩ có thể kiểm tra tiến độ niềng răng và kiểm soát sự dịch chuyển của răng. Ngoài ra, bạn cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong việc thông báo những vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng để có hướng xử lý kịp thời.
Một vài lưu ý khác
Ngoài những lưu ý trên đây, bạn cần chú ý để biết cách xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình niềng như sau:
– Vì lưỡi phải thường xuyên tiếp xúc với mắc cài nên rất dễ bị tổn thương hoặc khó chịu. Trong những lúc như thế, bạn có thể dùng sáp nha khoa để bịt mắc cài lại, loại sáp này rất an toàn với sức khỏe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng thường xuyên.
– Trong thời gian đầu khi mới đeo niềng, môi sẽ thường xuyên bị khô, nứt nẻ, do đó bạn nên dùng son dưỡng để môi luôn mềm, ẩm.
– Nếu phát hiện hiện tượng mắc cài bị bung, tuột hay dây cung dài ra đâm vào nướu, bạn nên dùng sáp nha khoa để tạm thời xử lý phần mắc cài bung tuột ra rồi nhanh chóng đến phòng khám để được gắn lại. Tránh để qua nhiều ngày vì sẽ ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng.
– Quá trình răng dịch chuyển có thể khiến bạn cảm thấy ê, nhức răng. Khi đó, bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để giảm bớt đau, các cơ được thư giãn nhẹ nhàng.
– Bạn không nên vận động quá mạnh hoặc chơi các môn thể thao có tính đối kháng như: đấm bốc, bóng đá,… vì dễ gây tổn thương đến vùng mặt.
Trên đây là những thông tin có thể bạn đang tìm kiếm về “Niềng răng mắc cài mặt lưỡi” – một phương pháp niềng răng khá đặc biệt. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông hữu ích dành cho bạn. Để được tư vấn nhiều hơn về niềng răng, mời bạn liên hệ đến số Hotline của Nha khoa Thúy Đức.